Phương pháp xây dựng “tường ngầm” quanh thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long để chống nước biển dâng do biến đổi khí hậu và triều cường gây ra.

Phương pháp xây dựng “tường ngầm quanh thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long để chống nước biển dâng do biến đổi khí hậu và triều cường gây ra.

——————–

                                    Tác giả: KS. Nguyễn Xuân Lương

                                                    Tổ Tư vấn KHKT Thủy lợi và Địa chất,

                                                     Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam

I.Đặt vấn đề.

Biến đổi khí hậu là một vấn nạn toàn cầu nguy hiểm nhất mà toàn thế giới  phải chịu đựng, đang cùng nhau tìm mọi phương pháp khắc phục và hạn chế tác hại của nó đối với loài người.

Theo Liên hợp quốc,Việt Nam là một trong 10 nước chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng.

Theo kịch bản 2020 do Bộ tài nguyên và môi trường công bố: “Nếu nước biển dâng 1m thì TP Hồ Chí Minh sẽ ngập 17,15 %, đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập 47,29 % diện tích”.

Điều đó có thể khắc phục một phần tác hại theo nguyên tắc thuận thiên bằng cách thay trồng lúa bằng nuôi trồng thủy sản. Nhưng với Thành phố HCM và các thành phố ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các công trình đã có sẵn, đang tồn tại thì không thể áp dụng nguyên tắc này được mà phải có phương pháp hữu hiệu để bảo vệ các thành phố đã có lịch sử hàng trăm năm, hàng nghìn năm.

Để giải quyết chống ngập lụt ta cần tìm hiểu bản chất của các nguồn nước làm ngập lụt Thành phố HCM và các thành phố ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long như thế nào và từ đó nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu chống lại và hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu gây ra.

      Có 3 nguồn nước gây ngập lụt các thành phố:

1 – Biến đổi khí hậu làm quả đất nóng lên. Băng ở hai cực trái đất và trên các đỉnh núi cao tan chảy ngày càng nhiều làm cho nước biển dâng cao, tràn vào những khu vực thấp trên mặt đất. Hiện tượng này đang xảy ra thường xuyên liên tục từng ngày từng giờ và cường độ ngày càng tăng. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất và nguy hiểm nhất do biến đổi khí hậu gây ra.

2- Triều cường phát sinh mỗi ngày một lần dưới tác động qua lại giữa quả đất và mặt trăng. Triều cường chỉ xẩy ra một lần, kéo dài nhiều giờ trong ngày, rồi rút đi nên ảnh hưởng của triều cường không lớn, mà chỉ bổ sung cho mực nước dâng cao thêm lúc có triều cường.

3- Nước mưa và nước lũ từ các con sông trực tiếp đổ xuống thành phố. Nguồn nước này mang tính tức thời tại một thời gian nào đó có mưa lũ ( mùa mưa ). Hết mùa mưa lũ thì nguyên nhân gây ra ngập lụt cũng giảm và hết dần.

Ba con đường nước xâm nhập vào thành phố:

  1. Nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu và triều cường gây ra, tràn trên mặt đất vào thành phố.
  2. Dưới tác động của áp lực thủy tĩnh nước biển bị đẩy qua các tầng địa chất đệ tứ xâm nhập vào thành phố.
  3. Khi mưa và lũ lụt xẩy ra, nước mưa và nước lũ từ các con sông trực tiếp đổ vào thành phố nếu thành phố đó có sông hoặc kênh rạch chảy qua.

Dưới đây chúng tôi chỉ đề cập đến việc giải quyết tình trạng ngập lụt do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng và triều cường gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất vì chúng tác động thường xuyên, liên tục đến cuộc sống của  thành phố, thông qua đề tài : Xây dựng hệ thống tường ngầm quanh thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố ven biển, chống nước biển dâng do biến đổi khí hậu và triều cường gây ra làm ngập lụt các thành phố”.

  1. Thực trạng ngập lụt ở các tỉnh Nam bộ và công tác chống lại các tai nạn do biến đổi khí hậu gây ra.

Trước tình hình ngập lụt nặng nề đang sẩy ra thường xuyên hiện nay, thành phố HCM và các tỉnh Nam bộ đã có nhiều chương trình, dự án khắc phục tác hại của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng và triều cường đang từ giây từng phút gây ra biết bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm cho cuộc sống của các thành phố này. Biến đổi khí hậu đang thực sự gõ cửa đến từng gia đình, đến mọi ngõ ngách của xã hội. Nó không còn là chuyện của tương lai của một nơi nào đó trên trái đất, chứ không phải ở địa phương mình, mà nó đã luôn hiển hiện hàng ngày trong đời sống của chúng ta.

Nhận thức được hiểm họa và quyết tâm chống lại nó là một việc quan trọng, nhưng tìm ra phương pháp khoa học để chống lại nó một cách hữu hiệu, tiết kiệm được nguồn lực còn quan trọng hơn nhiều.

Để chống nước biển dâng do biến đổi khí hậu và triều cường, chúng ta phải đắp đê và làm các cống ngăn triều như Tp HCM đã và đang thực hiện trong Dự án 10 nghìn tỷ để ngăn nước biển dân cao, tràn trên mặt đất. Nhưng dự án này lại thiếu hạng mục công trình ngăn nước ngầm chui qua các lớp địa chất đệ tứ dưới đất đang thường xuyên hàng ngày chui vào làm ngập lụt thành phố thì làm sao mục tiêu chống ngập đạt hiệu quả đươc và hậu quả làm lãng phí vốn đầu tư và công sức của chúng ta.

Toàn văn bài báo tại đây:    PPXayDungTuongNgam